Menu Close

VÌ SAO BẠN CẦN MỘT ĐÔI TAI NGHE CUSTOM CHỐNG ỒN TỐT?

Giống như trong bao chuyến đi tour khác, chiếc xe buýt đi tour của ban nhạc Van Halen là tụ điểm của tình dục, thuốc lắc và âm nhạc rock’n’roll ồn ào. Nhưng không chỉ có vậy, nó cũng là nơi khai sinh một dấu ấn kĩ thuật vĩ đại trong làng âm thanh của thập niên 90. Để giữ cho các thành viên ban nhạc không bị điếc, kĩ sư Jerry Harvey đã tạo nên cặp tai nghe in-ear monitor đầu tiên.

Là tiền thân của tai nghe custom-fit, phát minh của Harvey đã cách mạng hóa ngành công nghiệp giải trí. Những cặp monitor nhét tai đóng vai trò ngăn cách tai với âm thanh cực đại phát ra trực tiếp từ loa monitor trên sân khấu, cứu hàng ngàn nghệ sĩ khỏi nguy cơ bị suy giảm thính lực, thậm chí là điếc. Công ty Ultimate Ears (UE) do Harvey thành lập đã nhanh chóng trở thành công ty tiên phong đưa in-ear monitor cũng như tai nghe custom làm theo khuôn tai từng người sau này đến gần với giới làm nhạc cũng như người nghe nhạc.

“Thật ra mọi người không thật sự quan tâm tới tai nghe custom,” Jonah Staw, quản lí của UE cho biết, “nhưng họ biết mình muốn một cặp tai nghe dễ chịu khi đeo, đem lại âm thanh chất lượng cao, khả năng lọc tiếng ồn cũng như sự bền bỉ. Và tai nghe custom làm tất cả những điều đó.”

Khả năng chống ồn ở tai nghe là một tiêu chí quan trọng, bởi nó giúp bạn có thể thưởng thức âm nhạc ở ngưỡng an toàn thay vì vặn âm lượng hết cỡ để chống lại tiếng ồn xung quanh. Tổ chức Y tế Thế giới WHO ước tính tới năm 2050 sẽ có tới nửa tỉ người mắc chứng suy giảm thính lực. Tai nghe custom “không chỉ dễ chịu và bám chắc vì chúng vừa khít với khuôn tai của bạn,” Brian Fligor – chuyên gia thính học tại công ty Lantos, chuyên cung cấp giải pháp làm bản đồ tai 3D cho UE -cho biết, “mà quan trọng nhất, chúng là một lớp màng tự nhiên ngăn tai với tiếng ồn bên ngoài, giúp bạn bảo vệ thính giác hiệu quả.”

Bất chấp sự lớn mạnh của tai nghe Apple, Beat, Skullcandy hay Bose, nhiều chuyên gia cho rằng những dòng tai nghe phổ thông này cho chất lượng âm thanh không cao và khả năng chống ồn rất kém. Công nghệ Noise-cancelling hay Chống ồn chủ động trên các tai nghe này dù được quảng cáo ầm ĩ thực chất chỉ có hiệu quả trong một số môi trường tiếng ồn nhất định, đồng thời mang rủi ro biến dạng tín hiệu âm thanh. Trong khi đó, tai nghe Custom cô lập âm thanh hiệu quả hơn nhiều do tận dụng hình dáng ôm khít tai và chất liệu có độ cách âm hiệu quả cao, trong khi đó giữ lại âm thanh trung thực nhất có thể.

Tuy nhiên, các hãng tai nghe Custom hiện nay vẫn chỉ chiếm chưa đến 1% thị phần tai nghe, một phần vì giá cả của những cặp tai nghe họ sản xuất thường khá cao. Nếu bạn hỏi một nhạc sĩ chuyên nghiệp, hầu hết họ sẽ nói rằng một cặp tai nghe custom in-ear có giá 500$ là quá hời. Những model của UE có giá tầm 1,500$, trong khi công ty như JHAudio cung cấp tai nghe in-ear dòng entry level có giá 600$ và tai cao cấp lên tới 3000$.

Dù thế nào, tai nghe custom cũng đang là một xu hướng không thể phủ nhận trong giới âm thanh. Ngành công nghiệp tai nghe có thể đạt doanh thu tới 20 tỉ đô trong vòng 5 năm tới. Vào thời điểm đó, hàng triệu người sẽ cần tới các sản phẩm hỗ trợ thính lực dành riêng cho tai của họ, và phần còn lại dân số sẽ buộc phải hướng tới giải pháp tai nghe an toàn hơn cho thính giác. Dù bạn chọn cách nào, một sản phẩm custom vẫn sẽ là câu trả lời phù hợp cho tương lai.

————

ITSFIT tự hào cung cấp giải pháp tai nghe custom cao cấp cho người Việt, tập trung vào cung cấp chất lượng âm thanh đẳng cấp cùng sự cá nhân hóa tối đa, với giá thành chỉ từ 1/3 tới một nửa so với các hãng âm thanh nước ngoài. Liên hệ ITSFIT team để hiểu thêm về tai nghe custom và sở hữu một đôi cho riêng bạn.

1 Comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *